Những lưu ý khi bị nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là một trong những bệnh lý phổ biến thuộc vùng hậu môn trực tràng, chỉ đứng sau bệnh trĩ. Khi bị nứt kẽ hậu môn, bạn sẽ có cảm giác đau nhói khi phân đi qua ống hậu môn, đi ngoài có thể thấy máu màu đỏ tươi lẫn với phân hoặc vệt máu thấm vào giấy vệ sinh. Vậy bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn cần lưu ý những gì? Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia phòng khám đa khoa Thái Hà về những lưu ý khi bị nứt kẽ hậu môn. Mọi người có thể tham khảo để biết thêm và có hướng chữa trị dứt điểm căn bệnh này.
Bài viết liên quan khác: đi ngoài ra máu là bệnh gì?
Những lưu ý khi bị nứt kẽ hậu môn
1. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ
Ống hậu môn là nơi đi qua của phân, chứa vô số các vi khuẩn có hại nên dễ phát sinh viêm nhiễm. Khi ống hậu môn tồn tại các vết nứt, nguy cơ viêm nhiễm sẽ tăng cao hơn so với bình thường. Do đó, bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn cần chú ý giữ gìn khu vực hậu môn sạch sẽ như sau:
- Vệ sinh hậu môn hàng ngày bằng nước sạch hoặc nước muối pha loãng, đặc biệt là sau khi đi đại tiện.
- Sau khi rửa bằng nước cần dùng vải bông mềm để thấm khô hậu môn.
- Không nên dùng khăn giấy khô để vệ sinh do có thể làm tổn thương hậu môn.
2. Hạn chế quan hệ tình dục
- Khi bị nứt kẽ hậu môn, quan hệ tình dục qua đường hậu môn có thể làm tổn thương đến vết nứt hậu môn, gây ra đau đớn và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh lý nên cần phải hạn chế.
- Đặc biệt, trước và sau khi điều trị nứt kẽ hậu môn bằng phẫu thuật người bệnh cần tuyệt đối tránh quan hệ tình dục, kể cả là quan hệ qua đường sinh dục thông thường do có thể ảnh hưởng đến vết thương hậu môn, làm chậm quá trình hồi phục.
Có thể bạn quan tâm:
3. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Để giúp đi ngoài phân mềm, đại tiện dễ dàng hơn và giảm cảm giác khó chịu do nứt kẽ hậu môn gây ra, người bệnh cần thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, khoa học như sau:
- Bổ sung nhiều chất xơ có trong rau, củ, quả và các loại trái cây.
- Uống nhiều nước.
- Kiêng thực phẩm cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, hạn chế đồ ăn nhanh.
- Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá …
4. Gặp bác sĩ khi cần thiết
Thông thường, vết nứt nhỏ ở hậu môn có thể tự lành sau 2-3 tuần nếu như bạn xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Tuy nhiên, nếu như các triệu chứng nứt kẽ hậu môn không giảm thì bệnh nhân cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị. Bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc mỡ bôi tại chỗ có tác dụng giảm đau, thuốc làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng.
Người bệnh nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, chất lượng, bảo đảm quá trình chữa nứt kẽ hậu môn nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn.
Bằng việc áp dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay là HCPT, phòng khám đa khoa Thái Hà là một địa chỉ chữa nứt kẽ hậu môn hiệu quả, đã chữa khỏi cho rất nhiều bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn trong thời gian qua. Bên cạnh hiệu quả điều trị, phòng khám còn nhận được rất nhiều lời khen của bệnh nhân về chất lượng dịch vụ, sự hướng dẫn tận tình của đội ngũ nhân viên y tế, giúp người bệnh vượt qua tâm lý ngại ngùng, mặc cảm, nhanh chóng trở về sinh hoạt và làm việc như thường.
Bài viết những lưu ý khi bị nứt kẽ hậu môn trên đây hi vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu như bạn bị nứt kẽ hậu môn và cần được tư vấn, hãy liên hệ đến bác sĩ của phòng khám Thái Hà bằng cách gọi điện đến số 01665 115 116 – 01665 116 117 hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm: phòng khám đa khoa thái hà có tốt không?
x
Những lưu ý khi bị nứt kẽ hậu môn
Reviewed by Ngannguyenqh
on
tháng 8 21, 2017
Rating:
Không có nhận xét nào: